Việt Nam đặt mục tiêu trở thành quốc gia số vào năm 2030
26/10/2021
Vào ngày 3/6, trong quyết định số 749/QĐ-TT Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030”. Theo lộ trình của chương trình này, Việt Nam sẽ ứng dụng công nghệ và mô hình mới để đổi mới hoàn toàn hoạt động của chính phủ, cập nhật hoạt động kinh doanh, cải thiện môi trường sống và làm việc, thay đổi căn bản và toàn diện. Chính phủ cho biết mục tiêu của chương trình là xây dựng chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, đồng thời hỗ trợ việc thành lập các doanh nghiệp số vươn tầm thế giới. Chuyển đổi số đang hướng tới mục tiêu nâng cao chỉ số hiệu quả, tạo lợi thế cạnh tranh và đặc biệt là nâng cao trải nghiệm của hành chính công dựa trên việc ứng dụng công nghệ số vào hệ thống quản lý và vận hành của doanh nghiệp và tổ chức quốc gia.
1. Điều kiện Chuyển đổi số quốc gia ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, quá trình DX đã được tiến hành, bao gồm các ngành tài chính, giao thông vận tải và du lịch ở Việt Nam. Tất cả các cơ quan ban ngành của Chính phủ đang nỗ lực chuyển đổi chính phủ điện tử thành chính phủ số.
Mặt khác, nhiều thành phố cũng đang có kế hoạch trở thành “thành phố thông minh” với nền tảng công nghệ mới. Tuy nhiên, một trong những thách thức gay gắt hiện nay là các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, đặc biệt là Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của cách mạng công nghiệp 4.0.
Cisco, một công ty hàng đầu thế giới về công nghệ thông tin và kết nối mạng, đã công bố một cuộc khảo sát về Mức độ phát triển về Công nghệ số của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực Châu Á Thái Bình Dương”. Nghiên cứu này thực hiện với khoảng 1.340 công ty trong toàn khu vực và 50 công ty tại Việt Nam. Kết quả khảo sát đã chỉ rõ những rào cản của SMEs như thiếu nguồn nhân lực có kỹ năng số (digital skills) (17%), thiếu dữ liệu công nghệ thông tin đã số hóa (16,7%), thiếu tư duy số hoặc sự phù hợp văn hóa với doanh nghiệp (15,7%). Tuy nhiên, khảo sát cho thấy các SMEs Việt Nam đang dần đầu tư vào chuyển đổi số cho điện toán đám mây (18%), an ninh mạng (12,7%), phần mềm số hóa và cải tiến phần cứng (10,7%), v.v.
2. Chúng ta nên chuẩn bị gì khi hướng đến Chuyển đổi số
Về sự thay đổi trong nhận thức
Chương trình này chỉ ra nhu cầu mở rộng từ các mặt, với nhận thức về tầm nhìn, sự cần thiết và cấp bách của chuyển đổi số đối với xã hội thông qua những câu chuyện thành công điển hình và thuyết phục để xây dựng nền tảng cho DX.
Về phương pháp
Về thách thức và giải pháp phát triển chính phủ số, điểm đầu tiên là kết hợp thế mạnh của mạng truyền số liệu chuyên dùng với Internet và trung tâm dữ liệu của các cơ quan quốc gia, tăng cường hạ tầng chính phủ số và kết nối đến các cấp hành chính. Việc tiếp theo là thúc đẩy việc thực thi các quyết định, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án để tiếp thêm sức mạnh cho số hóa chính phủ. Sau đó, cần xây dựng cổng dữ liệu quốc gia và ứng dụng công nghệ mới nhất của mạng xã hội và các thủ tục hành chính công có thể truy cập dễ dàng, thuận tiện ngay cả trên điện thoại thông minh. Chính phủ đang xem xét phát triển hệ thống kết nối tất cả các cổng dịch vụ công của cả nước.
Tìm hiểu thêm về văn hóa của MOR Software
Tìm hiểu các vị trí việc làm MOR Software đang mở