CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP NGÀNH IT

Posted date:
10 May 2023
Last updated:
11 Nov 2024

Con đường sự nghiệp (career path) là việc nên tìm hiểu và xác định khi bạn chọn lựa dấn thân vào ngành IT. Để xác định con đường đúng đắn cho mình, hãy chắc chắn về sở trường và khả năng của bạn. Nhìn chung, con đường sự nghiệp của lập trình viên (dev) có thể chia làm 3 nhánh chính: Fulltime developer, Freelancer, và Entrepreneur. Cùng MOR Software tìm hiểu về nhánh lớn nhất: full-time developer qua bài viết này. 

 

Con đường sự nghiệp ngành IT
Con đường sự nghiệp ngành IT

 

Có thể mô tả ngắn gọn về Full-time Developer là làm việc toàn thời gian cho một công ty và nhận lương từ đơn vị này. Đây là con đường phổ biến nhất của các kỹ sư phần mềm.   Bậc 1: Fresher/ Junior Developer Nếu bạn có dưới 1 năm kinh nghiệm lập trình, bạn đang ở bậc 1, còn gọi là Fresher/ Junior developer. Đa phần những người ở bậc này đều đã có kiến thức cơ bản về lập trình, có thể viết những đoạn lệnh cơ bản. Ngoài ra, kiến thức về cơ sở dữ liệu, vòng đời ứng dụng, các dịch vụ ứng dụng cũng nắm được sơ bộ. Giai đoạn này được xem là giai đoạn “học việc”. Vì mới vào nghề và còn nhiều bỡ ngỡ nên bạn có thể hỏi người hướng dẫn và được quyền sai. Bạn cần chuẩn bị cho mình cả về kiến thức lẫn kỹ năng để có thể làm việc độc lập ở những năm tới. Những kỹ năng mềm “chốn công sở” như làm việc nhóm, quy trình làm việc, kỹ năng xử lý vấn đề nên được trau dồi. Bạn nên chọn cho mình một môi trường tốt và một người dẫn dắt “có tâm” để học hỏi và phát triển chuẩn chỉnh từ đầu.  Bậc 2: Developer Khi bạn đã có trong tay 1-3 năm kinh nghiệm, bạn đã bước lên bậc 2: developer. Số năm kinh nghiệm chỉ mang tính ước chừng để dễ hình dung. Kinh nghiệm và kiến thức bạn tích lũy được mới chính là thước đo chuẩn xác nhất.  Các nhân sự ở giai đoạn thường đã tham gia 1 số dự án, biết được một số công nghệ. Bạn sẽ được giao nhiệm vụ code những module phức tạp hơn. Lúc đó, bạn không còn là lính mới nữa. Bạn cần chủ động hơn trong công việc vì sẽ không có ai “cầm tay chỉ việc” cho bạn cả. Có thể bạn chưa sẵn sàng để tự chủ trong công việc nên sẽ có những lúc mông lung, lạc lối. Đừng lo, hãy cứ làm và trải nghiệm nhiều hơn, bạn sẽ biết thứ mình cần và muốn có. Thật vậy, bạn nên xác định con đường sự nghiệp của bản thân ở giai đoạn này. Thường sẽ có 2 ngã rẽ cho bạn: hướng kỹ thuật và hướng quản lý.

 

Con đường sự nghiệp IT có 3 nhánh chính
Con đường sự nghiệp IT có 3 nhánh chính

 

Ngã rẽ 1: Phát triển sự nghiệp theo hướng Kỹ thuật

 

Nếu bạn yêu những dòng lệnh, bạn muốn tích lũy kinh nghiệm về chuyên môn IT, phát triển sự nghiệp theo định hướng kỹ thuật sẽ hợp với bạn.

 

Bậc 3: Senior Developer

 

Nếu bạn có định hướng phát triển về chuyên môn, bậc tiếp theo sau khi có 1-3 năm kinh nghiệm là senior developer. Số năm có thể ít hoặc nhiều hơn tùy thuộc kinh nghiệm bạn đã tích lũy được.  Nếu bạn đã có thể xây dựng những dự án, ứng dụng ở quy mô phức tạp hơn, xin chúc mừng bạn đã lên bậc 3. Trải qua các dự án trong những năm đầu đời, bạn hiểu biết sâu sắc hơn về vòng đời của ứng dụng và cơ sở dữ liệu. Bạn cũng biết nhiều công nghệ và nắm rõ quy trình phát triển phần mềm.  Có rất nhiều nhân sự đã chọn bậc 3 là điểm dừng chân vì họ chọn được làm việc với các dòng lệnh suốt thời gian làm việc còn lại. Đừng nghĩ rằng bạn sẽ dậm chân tại chỗ nếu chọn bậc 3. Vì công nghệ thông tin thay đổi liên tục, bạn sẽ cần “làm mới” bản thân liên tục để đáp ứng với nhu cầu mới của thị trường. Chưa kể, ngành CNTT rất rộng, có nhiều ngôn ngữ lập trình, nhiều dạng ứng dụng, sẽ có rất nhiều cơ hội để bạn thỏa sức phát huy khả năng. 

 

Bậc 4: Technical Lead

 

Bậc này sẽ đòi hỏi kiến thức sâu rộng về công nghệ, hiểu rõ về lập trình và thiết kế hệ thống. Người đảm nhiệm bậc này sẽ chịu trách nhiệm kỹ thuật cho cả team lập trình. Cụ thể hơn đó là người sẽ quyết định ứng dụng sẽ dùng công nghệ nào, áp dụng quy trình sản xuất ra sao, thiết kế hệ thống thế nào.  Bởi một ứng dụng thường sẽ cần nhiều hơn một lập trình viên nên cần có một người đứng ra dẫn dắt nhóm lập trình viên. Ở các công ty có quy mô lớn, vị trí này thường được coi là quản lý cấp trung. 

 

Bậc 5: Software Architect

 

Bậc này có thể coi là nấc thang cao nhất phát triển theo hướng kỹ thuật dành cho lập trình viên. Thường sẽ cần ít nhất 10-20 năm kinh nghiệm để có thể đạt được vị trí này. Bởi nhiệm vụ chính ở bậc này là thiết kế các hệ thống phức tạp để nhóm kỹ thuật triển khai.  Các công ty nhỏ thường không có vị trí này vì quy mô dự án chưa đủ để giao việc cho Software Architect.

 

Ngã rẽ 2: Phát triển sự nghiệp theo hướng quản lý

 

Nếu bạn thích làm việc với con người hơn các dòng lệnh khô khan, hướng đi này sẽ phù hợp với sự nghiệp thăng tiến của bạn trong ngành IT.

 

Bậc 3: Team leader

 

Nhân sự ở vị trí này sẽ dẫn dắt 1 team nhỏ khoảng từ 3 đến 6 người. Vị trí này đôi khi cũng nhập nhằng với technical lead. Nếu như technical lead sẽ nặng về chuyên môn hơn thì team leader lại nặng về quản lý và đào tạo con người hơn. Ví dụ team leader sẽ phụ trách dẫn dắt team fresher hay developer.

 

Con đường sự nghiệp IT – team leader
Con đường sự nghiệp IT – team leader

 

Team leader thường không thiên hẳn về quản lý mà sẽ kiêm nhiệm một số đầu việc của lập trình viên. Những kinh nghiệm bạn tích lũy ở vị trí đa năng, đa nhiệm này sẽ giúp bạn có những bước tiến xa hơn. 

 

Bậc 4: Project Manager

 

Khi bạn có nhiều kinh nghiệm quản lý hơn, bạn có thể sẽ được cân nhắc lên vị trí Project manager (còn gọi là quản lý dự án). Nhân sự vị trí này được xem như là cầu nối giữa khách hàng và đơn vị sản xuất phần mềm. Họ là người cần cân đối giữa ngân sách, nguồn lực để đảm bảo dự án hoàn thành suôn sẻ, đúng tiến độ và yêu cầu đề ra.  Nhân sự đảm nhiệm vị trí này là người có trong tay nhiều kỹ năng mềm tốt: quản lý thời gian, quản lý con người, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng quản lý đội nhóm,… Đặc biệt, kỹ năng giao tiếp là cực kỳ quan trọng với họ bởi họ là người ở giữa developer và khách hàng.

 

Bậc 5: Manager/ Director

 

Ở các công ty lớn có nhiều dự án thì cần có nhiều project manager vì mỗi project manager không nên ôm quá nhiều dự án để đảm bảo hiệu quả công việc. Manager/Director sẽ là người quản lý đội ngũ project manager.  Tùy theo cấu trúc công ty mà vị trí này là quản lý cấp trung hay cấp cao. Ngoài quản lý các đội nhóm, họ thường là người truyền cảm hứng, hóa giải xung đột trong tập thể. Họ là người cầm trong tay la bàn để hướng các đội nhóm phát triển phần mềm đi theo các mục tiêu và định hướng của công ty.

 

Bậc 6: Chief Technical Officer (CTO)

 

CTO còn gọi là giám đốc kỹ thuật, là người chịu trách nhiệm về toàn bộ các vấn đề kỹ thuật của công ty. Mỗi công ty chỉ có một CTO duy nhất. Người này chính là đầu tàu, dẫn dắt các vị trí bậc dưới. Ngoài các công việc kỹ thuật, vị trí này đòi hỏi cả trình độ quản lý.  Nhân sự vị trí này chịu trách nhiệm tuyển dụng và đào tạo các lập trình viên. Họ cũng là người tìm hiểu các quy trình, xu hướng công nghệ mới để hướng dẫn các nhóm lập trình áp dụng vào công việc. Hy vọng rằng qua bài viết này bạn sẽ có hình dung rõ ràng hơn cho con đường phát triển sự nghiệp trong ngành IT. Các nhánh khác của ngành IT sẽ được giới thiệu ở phần sau. Tìm hiểu thêm về văn hóa của MOR Software  Tìm hiểu TOP công ty phát triển phần mềm tại Việt Nam

"CEO and co-founder of MOR Software JSC, holds a degree in Information Technology from Hanoi University of Science and Technology. He is an experienced IT professional with software outsourcing, networking, and database management expertise."

Vu Van Tu

CEO

Rate this article

0

over 5.0 based on 0 reviews

Your rating on this news:

Name

*

Email

*

Write your comment

*

Send your comment

1